Kinh tế

Phát triển trồng cây Sơn ở xã Đường Âm huyện Bắc Mê

01/12/2022 01:53 50 lượt xem

Từ hiệu quả kinh tế, có thu nhập cao từ trồng cây sơn ở ngay vụ đầu tiên, anh Nguyễn Văn Sơn, Thôn Pom Cút, xã Đường Âm, huyện Bắc Mê, phát triển mở rộng thêm diện tích quyết tâm nâng cao thu nhập từ cây sơn. Mô hình này nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân trong thôn và chính quyền đia phương.

Đến thăm mô hình trông cây Sơn lấy nhựa của anh Nguyễn Văn Sơn, thôn Pom Cút, xã Đường Âm. Anh Sơn chia sẻ gia đình quê ở tỉnh Phú Thọ và trải qua nhiều đời trồng sơn, nhưng do thiếu đất sản xuất, qua lời giới thiệu của bạn bè, anh tìm lên xã Đường Âm và hợp tác với một số hộ gia đình phát triển trồng. Cây Sơn là loại cây dễ trồng, ít công chăm sóc mà đem hiệu quả kinh tế năm 2016 gia đình anh mạnh dạn trồng trên 2 ha sau hơn 2 năm đã cho lấy nhựa. Với khả năng cho thu hoạch liên tục nhiều năm, thời gian thu hoạch 8 tháng/năm. Đến năm 2018, diện tích cây Sơn cho gia đình anh thu nhập gần 250 triệu đồng ở vụ đầu tiên. Nhận thấy cây Sơn có khả năng thích nghi cao, phù hợp với chất đất đến nay gia đình anh tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây sơn thêm 7 ha.
Anh Nguyễn Văn Sơn, Người dân xã Đường Âm cho biết. Tiềm năng đất đai của xã Đường Âm là rất lớn, cây sơn cũng là loại cây trồng dễ trồng, công chăm sóc ít, hiệu quả kinh tế lại cao, nếu nhận được sự đồng tình của người dân thì anh sẽ tiếp tục mở rộng thêm diện tích, nhất là những hộ liền kề nhau thì hiệu quả sẽ cao hơn, đây là loại cây trồng được gia đình anh ở tỉnh Phú Thọ, duy trì trồng trong gần 30 năm nay, nên không phải lo đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Vì đã được ký kết với đơn vị thu mua lâu dài.
Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch UBND xã Đường Âm huyện Bắc Mê cho biết. Thực tế cho thấy, Cây Sơn là loài cây có giá trị cao, hiện nay mỗi 1 kg nhựa Sơn có giá trị trung bình từ 400 đến 500 nghìn đồng, với giá như hiện nay 1 ha cây Sơn có thể thu về trên 100 triệu đồng. Việc phát triển cây Sơn đã và đang mở ra hướng đi mới làm giàu cho người dân. Để nâng cao đời sống nhân dân, bên cạnh việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hoá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chính quyền địa phương xã Đường Âm tiếp tục vận động bà con thu hẹp diện tích cây lâm nghiệp giá trị kinh tế thấp, trồng những cây có giá trị kinh tế cao như cây Sơn để người dân có thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế, thoát nghèo, làm giàu cho bà con trong xã.
Với khả năng sinh trưởng nhanh, thu hoạch lâu dài, cây Sơn đã và đang làm thay đổi thói quen, tập quán canh tác của một số hộ gia đình người dân trên địa bàn xã. Trồng cây Sơn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, mà còn phủ xanh đất trồng đồi núi trọc.

Đức Toàn: Huyện Bắc Mê

Tin khác

Thống kê truy cập