Kinh tế

Điển hình trong phát triển kinh tế tại xã Đường Âm - Đường Hồng huyện Bắc Mê

18/10/2016 00:00 177 lượt xem

Đường Âm – Đường Hồng là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Mê, nơi mà còn nhiều khó khăn về mọi mặt. Thế nhưng lại xuất hiện những hộ gia đình nông dân điển hình trong phát triển kinh tế. Vậy họ là ai, ở đâu và đang có những mô hình kinh tế như thế nào. Mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi đến với hai xã Đường Âm; Đường Hồng của huyện Bắc Mê để cùng tìm hiểu xem.

Trước tiên là hộ gia đình Ông Bồn Văn Đành, dân tộc Dao, Bí thư Chi bộ thôn Nà Phiêng xã Đường Âm là người luôn đi đầu trong việc trồng rừng, trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò nhốt. Năm 2015 sau khi tham quan mô hình vườn ươm giống cây Sa mộc của người em gái là chị Bồn Thị Xiềm ở thôn Nà Nhùng xã Đường Âm. Ông đã về bàn với hai người anh em cùng dòng họ, đầu tư vốn phát triển trồng cây Sa mộc ngay tại đồi rừng của gia đình. Với sự đồng thuận nhất chí cao, theo đó mỗi hộ góp trên 30 triệu đồng và đất rừng đầu tư ươm giống trên diện tích 3 ha. Triển khai từ tháng 9 năm 2015 đến nay cây đã lên xanh tốt. Theo ông cho biết, từ việc trồng rừng như trồng mỡ, trồng xoan của những năm trước đây cho gia đình ông có thu nhập về kinh tế, đã giúp ông có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác trồng rừng. Nhưng trước đây để trồng rừng phải mất rất nhiều thời gian tìm mua giống cây. Xuất phát từ thực tế đó, để giảm chi phí đầu tư cũng như đảm bảo đủ nhu cầu về giống cho gia đình trồng rừng và bán ra thị trường cho những hộ gia đình khác, ông đã quyết định thực hiện ươm giống cây. Nhận thấy cây Sa mộc có sức sống chịu đựng tốt với mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhất là những vùng đất đồi khô cằn cũng có thể trồng được nên đã mạnh dạn đầu tư. Theo như ông Đành cho biết, kỹ thuật gieo trồng, ươm giống cây Sa Mộc cũng không cầu kỳ phức tạp, sau khi thu dọn thực bì làm sạch cỏ, tiến hành cày ải đất, đánh hàng, luống theo đúng với hướng dẫn của cán bộ khuyến nông thì tiến hành gieo hạt, đến khi cây lên được khoảng 4 đến 5 cm tiến hành nhổ tỉa bớt cây nhỏ yếu, đảm bảo mật độ cây trồng khoảng từ 150.000 đến 160.000 cây trên một mét vuông đồng nghĩa sẽ có khoảng 1 vạn năm trăm cây trên một ha diện tích đất đồi. Dự tính với diện tích này sẽ cho thu hoạch về khoảng 45vạn cây giống, chỉ bán với giá 1.000 đồng/ cây cũng đem về cho các thành viên trong gia đình trên 400.000 triệu đồng. Hiện nay đã có rất nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Đường Âm và các xã trong huyện đặt mua cây giống.


Phát triển ươm Sa mộc tại thôn Nà Phiêng xã Đường Âm

Cũng là làm ăn kinh tế, nhưng gia đình ông Bàn Cằn Nái thôn Nà Khâu xã Đường Hồng lại chọn cho mình mô hình trồng chuối xuất khẩu. Là bí thư chi bộ thôn, trong những năm qua ông luôn là người gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đồng thời là người luôn chịu khó tìm tòi học hỏi đưa những loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế vào tăng gia sản xuất. Từ việc gương mẫu đi đầu trong việc làm thành công về mô hình kinh tế đào ao thả cá, trồng rừng, trồng cỏ nuôi trâu, bò nhốt. Với ý chí tự lực, tự cường chủ động vươn lên. Không dừng lại và bằng lòng với những gì đã có, đến tháng 3/2015. Sau khi nhận được thông tin Đảng bộ xã Đường Hồng “Hiện thực hóa đột phá” chương trình “Một cây, một con, một việc” trong đó có chủ trương phát triển về trồng chuối xuất khẩu. Ông đã về vận động gia đình và 10 hộ đình trong thôn trồng khảo nghiệm hơn 2 ha chuối. Nhận thấy cây chuối sinh trưởng phát triển tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng địa phương . Đến tháng 9/2015 các hộ gia đình đã chủ động đầu tư về giống, mở rộng diện tích trồng thêm 7 ha chuối. Theo ông cho biết đến khoảng đầu năm 2017 sẽ có sản phẩm đầu tiên cho thu hoạch. Có thể chưa đánh giá hết được giá trị sản phẩm từ việc trồng chuối của gia đình ông và các hộ gia đình khác đang làm. Nhưng cũng đáng được biểu dương, khen ngợi về tinh thần giám nghĩ giám làm, mạnh dạn đầu tư trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đó chính là nhưng hạt nhân tích cực trong phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng tại địa phương.

Phát triển trồng chuối xuất khẩu tại thôn Nà Khâu, xã Đường Hồng, huyện Bắc Mê

Đến với xã Đường Hồng của Huyện Bắc Mê. Giờ đây không chỉ có các chủ hộ gia đình làm ăn kinh tế giỏi là bí thư chi bộ, hay những người có thâm niên, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, mà còn có những người còn rất trẻ tuổi, bằng ý chí nghị lực vươn lên. Không cam chịu đói nghèo quyết tâm hạn chế khắc phục khó khăn thành cơ hội phát triển. Hiểu rõ về cuộc sống thiếu thốn từ thôn quê nghèo của những năm trước. Sinh ra và lớn lên tại thôn Khuổi Hon xã Đường Hồng huyện Bắc Mê. Chị Đặng Thị Quyền người dân tộc Dao mong muốn tìm một công việc phù hợp để phát triển kinh tế gia đình. Sau nhiều lần đi tham quan học hỏi kinh nghiệm làm ăn phát triển kinh tế theo mô hình trang trại ở nhiều nơi khác nhau, Chị cũng đã tìm cho mình được điểm dừng chân lý tưởng nhất để học hỏi đem về vận dụng vào gia đình nhà mình, đó là mô hình nuôi gà Đông Tảo có tiếng trên thị trường ở Hưng Yên. Qua học hỏi chị đã có được cẩm nang kiến thức hữu hiệu cơ bản nhất về việc nuôi giống gà này. Mạnh dạn đầu tư với số vốn ban đầu 30 triệu đồng. Chị mua được 100 con gà Đông Tảo, bên cạnh đó đầu tư làm chuồng trại theo quy mô hình cong nghiệp đảm bảo các yêu tố về môi trường. Để chăn nuôi đạt hiệu quả, cùng với những kiến thức học được trực tiếp của các hộ gia đình ở Hưng Yên, chị còn tự tìm tòi học hỏi trên sách báo về việc chăm sóc, chăn nuôi và cách phòng chống dịch bệnh theo đúng định kỳ. Nhờ đó đàn gà luôn phát triển, tăng trưởng đều và cho thu nhập ổn định. Để nhân giống chị đã đầu tư mua 2 máy ấp trứng để tự cung cấp con giống nuôi bán cho bà con xung quanh và các xã lân cận. Sau gần một năm đàn gà Đồng Tảo của chị đã lên đến trên 600 con. Không chỉ đầu tư nuôi gà Đồng Tảo, Chị còn đầu tư nuôi thêm thỏ để tăng thu nhập. Nhận tháy thỏ là vật dễ nuôi, sinh sản và phát triển nhanh, từ khi đẻ đến khi xuất chuồng chỉ trong vòng ba tháng, ít bệnh tật nguy cơ rủi ro thấp. Thức ăn của chúng chủ yếu là rau xanh, một số loại củ quả có sẵn và một lượng thức an tinh, vì vậy chi phí đầu tư cũng không lớn như chăn nuôi một số con vật khác. Hiện chị đầu tư nuôi trên 80 con thỏ. Ngoài ra chị còn đầu tư nuôi thêm 150 con gà mía và 250 con gà Quý phi.

Mặc dù bằng những cung cách làm ăn khác nhau. Nhưng tựu chung lại cả 3 mô hình đều mang mục đích làm ăn phát triển kinh tế làm giàu chính đáng bằng chính nội lực của mình. Những gì mà họ đã và đang làm sẽ là động lực để mọi người trong thôn, trong xã học tập và làm theo. Qua đó mạnh dạn hơn trong phát triển kinh tế hộ gia đình.


Tin khác

Thống kê truy cập