Văn hóa - Xã hội

Trường PTDT bán trú tiểu học Yên Phong thực hiện tốt công tác bán trú

05/11/2019 00:00 159 lượt xem

Trong những năm qua, Trường PTDT bán trú tiểu học Yên Phong, không chỉ tạo điều kiện cho các em học sinh được học tập, sinh hoạt trong một môi trường giáo dục tốt, nhà tường còn luôn quan tâm, chăm lo cho các em trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Nhà cách xa trường học, đường đi lại vất vả, khó khăn em Lý Thị Lộc học sinh lớp 5 cũng như nhiều bạn bè khác trong trường. Mặc dù sống xa nhà và người thân, nhưng ở đây các em luôn được sống trong tình yêu thương, sự chăm sóc của các thầy giáo, cô giáo, của các cô, bác phục vụ bán trú, qua mỗi bữa cơm hàng ngày và giáo dục cho các em kỹ năng sống, thực hiện các hành vi ứng xử đã tạo cho các em cảm giác gần gũi, thân quen, chăm chỉ học tập hơn.

Theo chế độ, mỗi học sinh bán trú được hỗ trợ 596 nghìn đồng và 15 kg gạo/tháng. Từ nguồn này, nhà trường tổ chức bữa ăn sáng và 2 bữa cơm/ngày cho học sinh, bộ phận bếp lên thực đơn trong tuần. Trong khẩu phần ăn của các em có đầy đủ chất dinh dưỡng, các món ăn được thay đổi trong từng bữa cơm như: thịt lợn, thịt gà, cá, trứng, rau, củ, quả…

Năm học 2019 -2020, Trường PTDT bán trú tiểu học Yên Phong có 214  học sinh đang theo học tại 5 khối lớp học, trong đó có 135 học sinh ở bán trú. Trong những năm qua, để nâng cao chất lượng công tác giáo dục, nhà trường đã chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, quan tâm chăm sóc giáo dục học sinh. Từ năm 2016 thực hiện chương trình bán trú, nhà trường đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Nhà nước dành cho học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, thì việc quan tâm, chăm lo cho các em bán trú  trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, nhằm đảm bảo sức khoẻ cho các em phấn đấu rèn luyện học tập tốt, qua đó, từng bước xây dựng trường học ngày càng phát triển vững mạnh.

Việc thực hiện mô hình bán trú tại Trường PTDT bán trú tiểu học Yên Phong đã tạo điều kiện thuận lợi cho con em đồng bào các dân tộc được học tập, sinh hoạt trong môi trường tốt nhất. Cũng từ mô hình này, việc duy trì sỹ số học sinh đến trường ở các thôn bản vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã luôn được đảm bảo, chất lượng giáo dục trong nhà trường cũng được nâng lên.


Tin khác

Thống kê truy cập