Thông tin tuyên truyền

Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật; lang thang cơ nhỡ" trên địa bàn huyện Bắc Mê năm 2018 và giai đoạn 1 (từ năm 2018 đến hết năm 2019)

19/04/2018 00:00 96 lượt xem

Ngày 18/4, UBND huyện Bắc Mê ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật; lang thang cơ nhỡ" trên địa bàn huyện Bắc Mê năm 2018 và giai đoạn 1 từ năm 2018 đến hết năm 2019 (Kế hoạch số 105/KH-UBND). Nội dung chủ yếu như sau:

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU

1. Phạm vi

Đề án được triển khai thực hiện tại nhà tạm giữ, tạm giam, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở trợ giúp xã hội, các xã, thị trấn trên phạm vi toàn huyện năm 2018 và giai đoạn 1 (từ năm 2018 đến hết năm 2019).

2. Đối tượng

2.1. Chủ thể thực hiện công tác PBGDPL thuộc phạm vi của Đề án gồm

Trưởng nhà tạm giữ, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc, Giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội, thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, thủ trưởng cơ sở quân đội, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn.

2.2. Đối tượng được PBGDPL của Đề án bao gồm

- Nhóm 1: Những đối tượng đang được quản lý, giáo dục, tại nhà tạm giữ (sau đây gọi là nhà tạm giữ, tạm giam), gồm: người đang chấp hành hình phạt tù; người bị tạm giữ, tạm giam.

- Nhóm 2: Những đối tượng thuộc phạm vi quản lý của chính quyền địa phương, gồm: người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành phạt tù, người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, bao gồm cả người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá.

- Nhóm 3: Những đối tượng do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, gồm: Người bị bắt đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.

3. Mục tiêu

3.1. Mục tiêu chung

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL đối với đối tượng được nêu ở mục 2 có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, góp phần phòng ngừa tội phạm, tái phạm tội và các hành vi vi phạm phap luật khác do thiếu hiểu biết về pháp luật; hỗ trợ các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án tái hòa nhập cộng đồng một cách hiệu quả; đảm bảo quyền được học tập, tìm hiểu pháp luật được phổ biến các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân, pháp luật hình sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính...

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật cần thiết cho các đối tượng của Đề án năm 2018 và giai đoạn 1 (từ năm 2018 đến hết năm 2019).

+ Đảm bảo 100% đối tượng là người đang chấp hành hình phạt tù, người bị tạm giữ, tạm giam, người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội thường xuyên được phổ biến và nắm được các quy định pháp luật cơ bản liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân nói chung, của đối tượng nói riêng, các hành vi bị nghiêm cấm, tác hại, trách nhiệm pháp lý khi vi phạm pháp luật và các quy định khác liên quan đến từng cá nhân đối tượng.

+ Phấn đấu từ 90% đối tượng là người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng được PBGDPL chuyên biệt theo quy định của pháp luật.

+ Đảm bao 100% nha tạm giữ, cơ sở cai nghiện, cơ sở trợ giúp xã hội long ghép nội dung PBGDPL vào chương trình học pháp luật, giáo^dục công dan chương trình học văn hóa, học nghề, giáo dục tái hòa nhập cộng đồng cho các đôi

+ Xây dựng và nhân rộng những mô hình PBGDPL hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đôi tượng.

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm của chủ thể công tác PBGDPL thuộc hành vi của Đề án được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng có liên quan để thực hiện công tác PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ.

- Đảm bảo 90% các cơ sở, ban, ngành, đoàn thể của huyện, UBND các xã, thị trấn, cộng đồng dân cư được giao quản lý, giúp đỡ người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành hình phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng thường xuyên, tích cực chủ động PBGDPL cho các đối tượng này, giúp các đối tượng tự tin, thuận lợi trong hoà nhập cộng đồng, tránh tái phạm và vi phạm pháp luật.

- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo hoạt động tuyên truyền, PBGDPL thuộc phạm vi Đề án đạt kết quả.

+ Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện công tác PBGDPL cho các đối tượng của Đề án được duy trì và đi vào nền nếp.

+ Nâng cao nhận thức của người dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tái hòa nhập cộng đồng, góp phần xóa bỏ thái độ kì thị, định kiến, phân biệt đối xử đối với đối tượng của Đề án.

+ Phát huy vai trò của các đoàn thể, nhà trường, gia đình trong PBGDPL đối với đối tượng của Đề án.

+ Huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ tự nguyện theo quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân để triển khai thực hiện Đề án.

+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện Đề án.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

(Thực hiện theo phụ lục kèm theo Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 30/3/2018 của Uỷ ban nhân dân huyện Bắc Mê)

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp hiện hành.

1. Đối với các cơ quan khối huyện

Giao Công an huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tư pháp hàng năm xây dựng dự toán kinh phí thực hiẹn Đề án gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định và báo cáo UBND huyện quyết định.

2. Đối với các cơ quan khối các xã, thị trấn

Giao UBND cấp xã, thị trến chỉ đạo bảo đảm kinh phí thực hiện Đề án theo quy định ngân sách hiện hành.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Nội dung nhiệm vụ triển khai thực hiện

- Xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án năm 2018 và giai đoạn 1 (từ năm 2018 đến hết năm 2019).

- Tổ chức sơ kết việc thực hiện đề án giai đoạn 1 (năm 2018 đến hết năm 2019).

2. Phân công nhiệm vụ cụ thể

2.1. Công an huyện

- Là cơ quan chủ trì, hướng dẫn, điều phối hoạt động chung của Đề án tại địa phương. Tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 1 (tư năm 2018 đến hết năm 2019) và tổ chức sơ kết, đề xuất khen thưởng động viên kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện Đề án giai đoạn 1.

- Chỉ đạo cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện, Công an các xã, thị trấn triển khai thực hiện các giải pháp tăng cường PBGDPL cho người đang chấp hành hình phạt tù, người bị tạm giữ, tạm giam; phối hợp với các ngành, UBND các xã, thị trấn trong PBGDPL cho người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại các xã, thị trấn, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù cho hưởng án treo, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng và các đối tượng khác theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

- Xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn toàn huyện trong từng năm nhằm phát hiện những trường hợp sau khi tái hoà nhập cộng đồng đã tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống để xây dựng mô hình điểm và cá nhân tiêu biểu trong lao động sản xuất, làm ăn lương thiện, phát triển kinh tế bền vững sau chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

- Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc thực hiện Đề án theo nhiệm vụ được phân công.

2.2. Phòng lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án và giải pháp tăng cường PBGDPL cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiên bắt buộc, thanh, thiếu niên vị thành niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội; chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

- Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc thực hiện Đề án theo nhiệm vụ được phân công.

2.3. Phòng Văn hóa thông tin

- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức PBGDPL cho các đối tượng của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo các phóng viên cơ quan truyền thanh, truyền hình tăng thời lượng thích hợp, chuyên trang, chuyên mục PBGDPL cho các đối tượng của Đề án;

- Phối hợp với cơ quan Công an, các ngành liên quan xây dựng phóng sự về mô hình người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và cá nhân tiêu biểu trong sản xuất, làm ăn lươn thiện, phát triển kinh tế sau khi tái hòa nhập cộng đồng để nhân rộng mô hình hàng năm trên địa bàn toàn huyện.

2.4 Phòng Tư pháp

Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về công tác PBGDPL có nhiệm vụ thẩm định kế hoạch thực hiện Đề án; hướng dẫn, phối hợp với các phòng, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn trong thực hiện nhiệm vụ của Đề án giai đoạn 1 (từ năm 2018 đến hết năm 2019) ở các địa bàn cơ sở.

2.5. Phòng Tài chính - Kế hoạch

Có trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo bảo đảm kinh phí thực hiện Đề án ở địa phương theo phân cấp ngân sách hàng năm phục vụ cho việc thực hiện Đề án giai đoạn 1 (từ năm 2018 đến hết năm 2019), hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các nguồn kinh phí khác huy động được trong quá trình thực hiện đề án (nếu có).

2.6. Ban chỉ huy Quân sự huyện

Chủ động phối hợp với lực lượng Công an, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các xã, thị trấn triển khai công tác PBGDPL cho các đối tượng của Đề án giai đoạn 1 (từ năm 2018 đến hết năm 2019) tại các địa bàn đóng quân và địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

2.7. Đề nghị Uỷ ban MTTQVN huyện và các thành viên

Tham gia triển khai các nội dung của đề án trong phạm vi tổ chức mình và phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác PBGDPL trong phạm vi Đề án. Trong đó Huyện đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ chủ động xây dựng, đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp triển khai nhân rộng các mô hình PBGDPL cho các đối tượng là phụ nữ, thanh niên thuộc Đề án giai đoạn 1 (từ năm 2018 đến hết năm 2019).

2.8. Đề nghị Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện

Chỉ đạo các thành viên đơn vị mình tích cực phối hợp lồng ghép nội dung PBGDPL cho các đối tượng của Đề án thông qua hoạt động chuyên môn.

2.9. Các Phòng, ban, ngành của huyện

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ tích cực phối hợp với lực lượng Công an, ngành Lao động - thương binh và xã hội, UBND các xã thị trấn tổ chức tuyên truyền, PBGDPL cho các đối tượng thuộc Đề án giai đoạn 1 (từ năm 2018 đến hết năm 2019) ở địa phương cơ sờ.

2.10. UBND các xã, thị trấn

- Căn cứ kế hoạch của UBND huyện và điều kiện thực tế tại địa phương mình ban hánh kế hoạch thực hiện trong cả giai đoạn và từng năm; tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án giai đoạn 1 (từ năm 2018 đến hết năm 2019) theo kế hoạch và theo hướng dẫn của Công an huyện.

- Chỉ đạo, hướng dẫn Công an xã, thị trấn, bộ phận Lao động - thương binh và xã hội, các thôn bản thuộc địa bàn mình quản lý, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng.

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, PBGDPL cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, giúp đỡ các đối tượng của Đề án.

- Bảo đảm kinh phí thực hiên Đề án từ nguồn ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp nhà nước hiện hành.

- Vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tiếp nhận, giúp đỡ việc làm cho các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án giai đoạn 1 (từ năm 2018 đến hết năm 2019) và trong cả giai đoạn 2018-2021, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng hiệu quả.

Trên đây là triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh, thiếu niên vi  phạm pháp luật; lang thang cơ nhỡ" trên địa bàn huyện Bắc Mê năm 2018 và giai đoạn 1 từ năm 2018 đến hết năm 2019. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn nghiêm túc triển khai thực hiện.

Nội dung chi tiết Kế hoạch số 105/KH-UBND tải về tại đây.


Tin khác

Thống kê truy cập