Thông tin tuyên truyền

Kế hoạch tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2018 trên địa bàn huyện Bắc Mê

06/04/2018 00:00 80 lượt xem

Ngày 06/4, UBND huyện Bắc Mê ban hành kế hoạch tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2018 trên địa bàn huyện Bắc Mê (Kế hoạch số 100/KH-UBND). Nội dung chủ yếu như sau:

Căn cứ Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy tháng 5 hàng năm là “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động”;

Căn cứ Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 30/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

Ủy ban nhân dân huyện Bắc Mê triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2018 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Mục đích

Nhằm nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, thực thi có hiệu quả Luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đẩy mạnh thực hiện công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất kimh doanh; cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao động; chủ động phòng ngừa, giảm ô nhiễm môi trường lao động, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Đề ra chương trình hành động thực hiện có hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động năm 2018 của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Đồng thòi đẩy mạnh các hoạt động cải thiện điều kiện tại nơi làm việc, hướng tới “xây dựng văn hóa an toàn lao động”.

2. Yêu cầu

Tháng hành động về vệ sinh, an toàn lao động năm 2018 hướng về doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người lao động, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, huy động được sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, người lao động trong cả khu vực không có quan hệ lao động.

3. Thời gian

Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2018 được phát động trên phạm vi toàn huyện từ ngày 01/5/2018 đến ngày 31/5/2018.

Phạm vi triển khai: Trên phạm vi toàn huyện.

II. CHỦ ĐỀ THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2018

“Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Các hoạt động triển khai trước và trong tháng hành động

- UBND huyện thống nhất kế hoạch triển khai, phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, thành viên Ban chỉ đạo trong chỉ đạo tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động;

- Xây dựng kế hoạch chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động cho phù hợp với điều kiện thực tế;

- Hướng dẫn các doanh nghiệp, các đơn vị, các hợp tác xã thực hiện nội dung Tuần lễ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, các cơ quan, đơn vị chức năng, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn, doanh nghiệp hưởng ứng treo băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích trên các tuyến phố, nơi làm việc;

- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp.

- Thành lập tổ kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Các hoạt động triển khai sau tháng hàng động

- Tổ chức kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động;

- Duy trì các hoạt động tuyên truyền về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, thực hiện công tác khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động.

- Tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và gửi UBND huyện (qua phòng Lao động- TBXH tổng hợp) và báo cáo về Sở Lao động - TBXH tỉnh Hà Giang.

IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chuẩn bị tài liệu và các văn bản, tờ rơi về an toàn, vệ sinh lao động; gửi và hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động;

- Chủ trì và phối hợp cùng các ngành chức năng liên quan kiểm tra tại các xã, thị trấn, các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;

- Chủ trì cùng các ngành chức năng liên quan tổng họp, đánh giá kết quả hưởng ứng tháng hành động.

2. Liên đoàn Lao động huyện

- Chỉ đạo các cấp công đoàn tham mưu cấp ủy, phối hợp với chính quyền đồng cấp để chỉ đạo và tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Chỉ đạo công đoàn cơ sở phối hợp với các thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch để khám, chăm sóc, quản lý sức khỏe cho người lao động theo quy định.

- Chỉ đạo hướng dẫn các công đoàn cơ sở phối hợp với chính quyền đơn vị tổ chức thực hiện tốt Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, phối hợp cùng các ngành tổ chức thông tin, tuyên truyền về bảo hộ lao động, an toàn, vệ sinh lao động;

- Phối hợp kiểm tra các xã, thị trấn, các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh danh về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động.

3. Phòng Y tế

- Chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Y tế huyện hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động;

- Phối hợp với các ngành triển khai nội dung thông tin tuyên truyền về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp trên đài truyền thanh - truyền hình;

- Hướng dẫn các phòng khám tổ chức khám sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại các đơn vị và doanh nghiệp;

- Phối hợp kiểm tra các xã, thị trấn, các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động.

4. Hội Nông dân

Phối hợp với Ban chỉ đạo huyện, Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện và các cơ quan có liên quan tổ chức lễ phát động Tháng hành động của quốc gia; như tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân hiểu các qui định về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan; tổ chức thi giao lưu sân khấu hóa theo các chuyên đề phù hợp với nông dân như an toàn trong sử dụng điện, máy nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật.

5. Trung tâm Y tế

- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan, các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ người lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về công tác vệ sinh lao động;

-  Tổ chức tuyên tuyền về công tác vệ sinh lao động, môi trường lao động, công tác chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp;

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá tác động môi trường lao động và việc thực hiện khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại các doanh nghiệp trong toàn huyện.

6. Công an huyện

- Chỉ đạo hướng dẫn công an các xã, thị trấn phối hợp tổ chức thực hiện tốt Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ năm 2018;

- Tổ chức các hoạt động phòng chống cháy nổ theo chuyên ngành;

- Hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kiểm tra tại đơn vị về thực hiện công tác phòng chống cháy nổ;

- Tham gia cùng các ngành liên quan kiểm tra các xã, thị trấn, các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh danh về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.

7. Phòng Văn hoá và Thông tin

- Tổ chức đưa tin các nội dung tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động và các hoạt động của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động ở huyện và các xã, thị trấn.

- Tổ chức hướng dẫn treo băng rôn khẩu hiệu trên địa bàn huyện.

8. Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Du lịch

- Thông tin kịp thời về các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động ở các đơn vị, đặc biệt là an toàn, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực về chế biến gỗ, khai thác, chế biến khoáng sản an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ;

- Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng phóng sự truyền thanh, truyền hình; các trang tin, bài viết phản ánh thực tế điều kiện làm việc của người lao động và về gương điển hình thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.

9. Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác an toàn lao động trong các cơ sở kinh doanh xăng dầu, chợ...

- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp, các họp tác xã tổ chức thực hiện tốt Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động theo chuyên ngành quản lý của đơn vị;

- Tham gia cùng các ngành liên quan kiểm tra các xã, thị trấn, các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh danh về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.

10. Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn

- Xây dựng kế hoạch tổ chức hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2018 và triển khai đến các đơn vị, doanh nghiệp để thực hiện. Báo cáo kết quả tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2018 gửi về UBND huyện trước ngày 10/6/2018 (qua Phòng Lao động - TBXH, cơ quan thường trực) để tổng hợp báo cáo UBND huyện và Sở Lao động - TBXH tỉnh Hà Giang;

- UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động trên địa bàn tổ chức tốt các nội dụng hoạt động của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động;

- Tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu tại các trục đường chính, ngã ba, ngã tư với nội dung tuyên truyền, hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.

- Tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trên địa bàn xã, thị trấn, có đánh giá về kết quả tự kiểm tra, gửi về UBND huyện (qua Phòng Lao động - TBXH);

- Ban chỉ đạo của huyện sẽ tổ chức kiểm tra tại một số xã và các đơn vị, doanh nghiệp về công tác tổ chức thực hiện Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian kiểm tra trước, trong và sau Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2018.

11. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, kinh doanh

- Xây dựng chương trình hành động và các biện pháp triển khai thực hiện việc cải thiện điều kiện lao động, khắc phục các thiếu sót về an toàn, vệ sinh lao động;

- Tuyên truyền, huấn luyện định kỳ về pháp luật bảo hộ lao động, các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động;

- Tự kiểm tra tình trạng an toàn, vệ sinh của thiết bị, máy móc, nhà xưởng và việc chấp hành các quy định, chế độ bảo hộ lao động, quy trình biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh, các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy;

- Tổ chức phát động công nhân trong đơn vị, doanh nghiệp hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và chương trình hành động của đơn vị, doanh nghiệp bằng kế hoạch cụ thể, sát thực, phù hợp với tình hình và điều kiện của đơn vị, doanh nghiệp;

- Treo băng rôn khẩu hiệu tại đơn vị, phân xưởng, công trường đang thi công để cổ động cho Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động;

- Phối hợp giữa công đoàn và chuyên môn tổ chức thăm hỏi nạn nhân và các gia đình nạn nhân có người thân bị chết hay bị mất khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (nếu có);

- Triển khai thực hiện chương trình hành động và các biện pháp cải thiện điều kiện lao động.

12. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình tổ chức tuyên truyền thực hiện pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các cấp hội và hội viên.

* Thực hiện treo băng rôn, khẩu hiệu từ ngày 20/4/2018. Sau Tháng hành động, các cơ quan liên quan, các đơn vị, doanh nghiệp tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung đã hướng dẫn trong kế hoạch gửi về Ban chỉ đạo huyện trước ngày 10/6/2018 (qua Phòng Lao động - TBXH) để tổng hợp báo cáo tỉnh.

Trên đây là kế hoạch tổ chức hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2018 của UBND huyện Bắc Mê. Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu các cơ quan liên quan, các đơn vị, UBND các xã, thị trấn và các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh căn cứ triển khai tại đơn vị mình theo đúng kế hoạch trên.

---------

KHẨU HIỆU HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2018

1. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2018.

2. Kiểm soát tốt các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc giúp phòng ngừa hiệu quả tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

3. Doanh nghiệp và người lao động tích cực chủ động thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình theo Luật An toàn, vệ sinh lao động.

4. Nghĩ về an toàn và làm việc an toàn.

5. Cải thiện điều kiện làm việc vì sức khỏe, tính mạng, vì sự an toàn của người lao động.

6. Chủ động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

7. An toàn lao động để trở về bên gia đình.

8. Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của chính mình và đồng nghiệp.

9. Hãy sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo chất lượng để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

10. Phòng ngừa tai nạn, bệnh nghề nghiệp trong lao động - sản xuất là trách nhiệm của doanh nghiệp và người lao động.

(Các ngành, UBND các xã, thị trấn, các doanh nghiệp, đơn vị tùy theo điều kiện thực tế để lựa chọn khẩu hiệu phù hợp)

 

Nội dung chi tiết Kế hoạch số 100/KH-UBND tải về tại đây.


Tin khác

Thống kê truy cập