Thông tin tuyên truyền

Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Bắc Mê năm 2018

29/01/2018 00:00 183 lượt xem

Ngày 29/1, UBND huyện Bắc Mê đã ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Bắc Mê năm 2018 (Kế hoạch số 34/KH-UBND).

Nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm chủ động trong công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn huyện, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

- Nâng cao nhận thức, kiến thức phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cho người dân, cán bộ chính quyền các cấp, các ngành liên quan.

- Phát hiện sớm, kịp thời tình hình dịch bệnh và triển khai khống chế dịch trong diện hẹp, giảm tỷ lệ gia súc mắc bệnh, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên địa bàn huyện.

2. Yêu cầu

- Tăng cường sự phối kết hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp từ huyện đến xã và cả hệ thống chính trị cùng vận động nhân dân trên địa bàn toàn huyện tích cực tham gia, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho đàn vật nuôi đảm bảo đàn vật nuôi tăng trưởng mạnh, nâng cao thu nhập cho nhân dân trên địa bàn huyện.

- Thực hiện tiêm phòng vác xin đủ lần, đủ liều, đúng quy trình kỹ thuật cho đàn gia súc, gia cầm. Tỷ lệ tiêm phòng vác xin trong năm: Đối với trâu, bò đạt 100% số trâu, bò trong diện tiêm, đối với lợn đạt 80% tổng đàn, đối với đàn chó phải đạt 80% tổng đàn, gia cầm và thủy cầm tiêm theo nhu cầu của người chăn nuôi.

- Thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng đúng quy trình kỹ thuật, chuồng trại, môi trường chăn nuôi, các ổ dịch đều phải được thực hiện tiêu độc khử trùng thường xuyên.

- Đảm bảo gia súc mắc bệnh đều phải được cách ly nuôi nhốt, điều trị kịp thời; kiểm soát chặt chẽ gia súc, gia cầm và thủy sản vận chuyển ra, vào huyện.

II. NỘI DUNG

1. Khi chưa có dịch xảy ra

- Hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật từ huyện đến cấp xã luôn được duy trì để chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh được kịp thời.

- Tổ chức lực lượng thường trực, giám sát chặt chẽ tình hình dịch trên địa bàn, nắm bắt và xử lý kịp thời.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người chăn nuôi và cộng đồng trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở.

- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ thú y thôn, bản. Đảm bảo cán bộ thú y thôn, bản được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ để tổ chức tốt công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh tại thôn, bản.

2. Khi có dịch xảy ra

- Kiện toàn ngay Ban chỉ đạo chống dịch các cấp từ huyện đến cơ sở để chỉ đạo công tác chống dịch.

- Khi xảy ra dịch tại địa bàn các xã, thị trấn, UBND huyện chỉ đạo ngành chuyên môn triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp chống dịch theo quy định để các biện pháp phòng, chống dịch được kịp thời, không để dịch lây lan ra diện rộng.

- Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, chủ động cấp kinh phí kịp thời, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư đầy đủ để ứng phó khi có dịch xảy ra.

- Thực hiện công bố dịch và công bố hết dịch theo quy định của Luật Thú y.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về công tác chỉ đạo, điều hành

Công tác phòng, chống dịch bệnh là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và trách nhiệm của toàn dân và của cả hệ thống chính trị, do đó phải huy động mọi nguồn lực, nhân lực tham gia. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp phải duy trì và thường xuyên xuống cơ sở kiểm tra, đôn đốc công tác triển khai  các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc ở cơ sở để công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao.

2. Công tác thông tin, tuyên truyền

Nâng cao nhận thức của người dân bằng việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi. Các xã, thị trấn chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện công tác tuyên truyền về phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm như: phát tin trên đài phát thanh, tổ chức tuyên truyền bằng các loa đài công cộng tại các chợ xã; tuyên truyền qua các cuộc họp, sinh hoạt cộng đồng ở thôn, xóm, tổ khu phố...

3. Tổ chức tiêm phòng định kỳ

- Đăng ký số lượng vác xin trong quý I/2018 với Chi cục Chăn nuôi vaà Thú y tỉnh để có vác xin kịp thời vụ tiêm phòng.

- Phải có kế hoạch chi tiết cho mỗi đợt tiêm phòng.

- Công tác tiêm phòng phải triển khai thành chiến dịch, đảm bảo tiêm hoàn thành trong thời gian ngắn nhất (7-10 ngày/đợt tiêm).

4. Công tác tập huấn

Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho Trưởng ban thú y cấp xã và thú y thôn bản.

5. Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ

- Về kiểm dịch vận chuyển:

+ Việc kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi huyện được thực hiện kiểm dịch tại cơ sở thu gom động vật, có phiếu xét nghiệm, xác định rõ ràng nguồn gốc, xuất xứ của gia súc mới cấp phép vận chuyển ra khỏi địa bàn.

+ Quản lý chặt chẽ gia súc, gia cầm giống nhập vào địa bàn, đặc biệt là nhập qua các chương trình, dự án hỗ trợ gia súc cho hộ nghèo. Gia súc nhập vào địa bàn phải khai báo cho cơ quan Thú y sở tại và nuôi cách ly, theo dõi đúng quy định (thời gian nuôi cách ly tùy theo từng trường hợp cụ thể, tối thiểu phải đủ từ 07 ngày trở lên).

- Về kiểm soát giết mổ, kiếm tra vệ sinh thú y:

Tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại chợ trung tâm huyện và các chợ phiên ở các xã.

IV. DỰ TOÁN KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG DỊCH NĂM 2018

Do ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo biểu dự toán chi tiết đính kèm.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Cơ quan đầu mối tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn huyện.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các ngành liên quan tăng cường kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản ở các cấp, các ngành trên địa bàn.

- Chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y, các cơ quan trong khối thực hiện công tác phòng chống dịch theo quy định của Luật Thú y, các văn ban chỉ đạo của cấp trên.

2. Trạm Chăn nuôi và Thú y

- Xây dựng kế hoạch và cung ứng kịp thời các loại thuốc, dụng cụ, vật tư thú y cho công tác phòng, chống dịch; tổ chức tập huấn cho đội ngũ thú y từ xã đến thôn, bản.

- Phối hợp với Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Du lịch xây dựng chuyên mục hướng dẫn, thông tin tuyên truyên kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh, nguy cơ tái phát dịch và biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Trực tiếp tổ chức triển khai và kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn;

- Hướng dẫn về chuyên môn và các biện pháp kỹ thuật phòng, chống từng loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện công tác phòng chống dịch, đề xuất với Ủy ban nhân dân huyện giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

* Khi có dịch xảy ra: Tham mưu cho UBND huyện về các biện pháp chỉ đạo chống dịch; kiểm tra, hướng dẫn và phối hợp với UBND các xã, thị trấn có dịch chỉ đạo triển khai các biện pháp ngăn chặn khống chế dịch theo quy định; xây dựng dự toán kinh phí chống dịch trình UBND huyện phê duyệt.

3. Phòng Tài chính - Kế hoạch

- Thẩm định dự trù kinh phí chống dịch của Trạm Chăn nuôi và Thú y, tham mưu cho UBND huyện cấp kinh phí kịp thời cho công tác phòng, chống dịch theo quy định, hướng dẫn việc sử dụng kinh phí phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.

- Khi có dịch xảy ra: Tham mưu cấp kịp thời kinh phí cho chống dịch theo chỉ đạo của huyện.

4. Các cơ quan, ban, ngành liên quan

Công an huyện, Ban chỉ huy Quân sự huyện, Đội Quản lý thị trường số 6, Uỷ ban MTTQVN, các đoàn thể huyện, Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Du lịch huyện thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao và nhiệm vụ được UBND huyện phân công; phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Chăn nuôi và Thú y tập trung lực lượng phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả.

5. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn

- Duy trì Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp xã, thị trấn do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND làm trưởng ban, cán bộ phụ trách Nông nghiệp và TNMT xã, trưởng ban thú y xã làm phó ban.

- Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch trên địa bàn theo kế hoạch này và quy định của Luật Thú y. Chỉ đạo cán bộ nông nghiệp xã, trưởng ban thú y xã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, trưởng các thôn bản thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Chịu trách nhiệm trước UBND huyện nếu để xảy ra dịch do chủ quan.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn của ngành chuyên môn.

- Chủ động cân đối nguồn ngân sách của xã để chi kịp thời cho công tác phòng chống dịch, đảm bảo kịp thời và đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Huy động lực lượng phục vụ công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là công tác tiêm phong, tiêu hủy gia súc mắc bệnh, vận chuyển gia súc ra vào địa bàn.

- Báo các tình hình thực hiện và những khó khăn, vướng mắc cần điều chỉnh với cơ quan chuyên ngành để kịp thời khắc phục và bổ sung các giải pháp.

- Khi có dịch xảy ra: Triển khai các biện pháp và huy động nhân lực, vật lực chống dịch để khoanh vùng và xử lý kịp thời khi dịch còn trong phạm vi hẹp.

Căn cứ nội dung kế hoạch, yêu cầu các phòng, ban, ngành chức năng, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn được giao nhiệm vụ nghiêm túc tổ chức triển khai  thực hiện.

 

Chi tiết Kế hoạch số 34/KH-UBND tải về tại đây.

 


Tin khác

Thống kê truy cập