Kinh tế

Bắc Mê Thanh niên tự khởi nghiệp và Chiến lược khởi nghiệp thanh niên

13/02/2017 00:00 204 lượt xem

Bằng nhiều con đường khởi nghiệp khác nhau thanh niên huyện Bắc Mê đã có những bước khởi nghiệp vững chắc, có người đảm đương các công việc trong cơ quan Nhà nước, cũng có những người chọn cho mình con đường lập nghiệp bằng làm nghề dịch vụ buôn bán, sửa chữa xe máy, điện tử, may… và cũng đã có nhiều người tuổi đời còn rất trẻ, nhưng với ý trí nghị lực và lòng quyết tâm của mình đã chủ động vươn lên, tập trung làm ăn phát triển kinh tế có thu nhập ổn định ngay tại quê hương.

Đến với xã Đường Hồng của Huyện Bắc Mê. Giờ đây không chỉ có các chủ hộ gia đình làm ăn kinh tế giỏi là bí thư chi bộ, hay những người có thâm niên, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, mà còn có những người còn rất trẻ tuổi, bằng ý chí nghị lực vươn lên. Không cam chịu đói nghèo quyết tâm khắc phục khó khăn thành cơ hội phát triển. Hiểu rõ về cuộc sống thiếu thốn từ thôn quê nghèo của những năm trước. Sinh ra và lớn lên tại thôn Khuổi Hon xã Đường Hồng huyện Bắc Mê. Chị Đặng Thị Quyền người dân tộc Dao mong muốn tìm một công việc phù hợp để phát triển kinh tế gia đình. Sau nhiều lần đi tham quan học hỏi kinh nghiệm làm ăn phát triển kinh tế theo mô hình trang trại ở nhiều nơi khác nhau, Chị cũng đã tìm cho mình được điểm dừng chân lý tưởng nhất để học hỏi đem về vận dụng vào gia đình nhà mình, đó là mô hình nuôi gà Đông Tảo có tiếng trên thị trường ở Hưng Yên. Qua học hỏi chị đã có được cẩm nang kiến thức hữu hiệu cơ bản nhất về việc nuôi giống gà này. Mạnh dạn đầu tư với số vốn ban đầu 30 triệu đồng. Chị mua được 100 con gà Đông Tảo, bên cạnh đó đầu tư làm chuồng trại theo quy mô hình công nghiệp đảm bảo các yêu tố về môi trường. Để chăn nuôi đạt hiệu quả, cùng với những kiến thức học được trực tiếp của các hộ gia đình ở Hưng Yên, chị còn tự tìm tòi học hỏi trên sách báo về việc chăm sóc, chăn nuôi và cách phòng chống dịch bệnh theo đúng định kỳ. Nhờ đó đàn gà luôn phát triển, tăng trưởng đều và cho thu nhập ổn định. Để nhân giống chị đã đầu tư mua 2 máy ấp trứng để tự cung cấp con giống nuôi bán cho bà con xung quanh và các xã lân cận. Sau gần một năm đàn gà Đồng Tảo của chị đã lên đến trên 600 con. Không chỉ đầu tư nuôi gà Đồng Tảo, Chị còn đầu tư nuôi thêm thỏ để tăng thu nhập. Nhận thấy thỏ là vật dễ nuôi, sinh sản và phát triển nhanh, từ khi đẻ đến khi xuất chuồng chỉ trong vòng ba tháng, ít bệnh tật nguy cơ rủi ro thấp. Thức ăn của chúng chủ yếu là rau xanh, một số loại củ quả có sẵn và một lượng thức an tinh, vì vậy chi phí đầu tư cũng không lớn như chăn nuôi một số con vật khác. Hiện chị đầu tư nuôi trên 80 con thỏ. Ngoài ra chị còn đầu tư nuôi thêm 150 con gà mía và 250 con gà Quý phi. Được huyện hỗ trợ 20 triệu đồng  hiện nay chị đang mạnh dạn thuê máy cuốc mở rộng mặt bằng để nhân rộng mô hình chăn nuôi quyết tâm tăng đàn gà lên khoảng 800 con trong năm tới.

Xuất thân từ một gia đình thuần nông, sau khi học xong chương trình đại học nông nghiệp với vốn kiến thức học được trong nhà trường anh Hoàng Văn Đăng, thôn Nà Vuồng xã Yên Phong đã không chọn con đường lập nghiệp tại các thành phố hay các thị xã, thị trấn bằng mọi giá mà đã trở về gia đình quyết tâm làm ăn kinh tế ngay tạ quê hương. Từ đất vườn đồi của bố mẹ để lại anh đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư mở rộng phát triển trồng cỏ, chăn nuôi trâu bò nhốt, nuôi cá, lơn và gia cầm, trồng rừng kinh tế. Nắm bắt rõ nhu cầu thị trường năm 2014 anh đã đầu tư trồng dưa và rau sạch các loại đem bán tại các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng tăng thêm thu nhập. Với ý chí tự lực tự cường và chủ động vươn lên cùng với những kiến thức học được trong nhà trường đã được áp dụng vào thực tiễn mô hình phát triển kinh tế gia đình một cách bài bản khoa học hàng năm tổng thu nhập của gia đình được từ 60 đến 70 triệu đồng.


Mô hình trồng Dưa của Anh Hoàng Văn Đăng, thôn Nà Vuồng xã Yên Phong hàng năm cho thu nhập từ 30-35 triệu đồng

Từ những bước đi vững chắc trong phát triển chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế, không bằng lòng với những gì đã có. Năm 2013 gia đình anh Lý Văn Giàng, thôn Bản Khun xã Yên Phong còn chủ động trong chuyển đổi cơ cấu cây. Từ những đất đồi trồng sắn không đem lại hiệu quả anh đã chuyển sang tròng nghệ. Với diện tích gần 1 ha, nhưng hàng cũng có thu nhập trên 5 tấn nghệ tươi một năm, đem bán và cho thu nhập trên 40 triệu đồng. Trung bình giá giao động từ 6-8 nghìn đồng trên một kg, riêng cây nghệ đỏ và nghệ vàng chanh, có lúc giá lên tới 11 nghìn đồng trên một kg. Theo như anh cho biết, hiện nay bên cạnh việc trồng xen canh với cây ngô, thì gia đình anh còn đang mở rộng diện tích trồng nghệ ở những đồi đất còn bỏ trống, đặc điểm của cây nghệ là dễ trồng và dễ thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai ở địa phương. Hàng năm sản phẩm từ cây nghệ đã cải thiện đáng kể cuộc sống gia đình. Cơ sở mua bán cũng không chèn ép giá, mà luôn thực hiện thu mua theo giá thị trường. Mong muốn tới đây cấp ủy chính quyền địa phương tiếp tục có cơ chế hỗ trợ để gia đình về giống và kỹ thuật trồng, mở rộng diện tích có thu nhập ổn định từ cây nghệ. Để cùng với các loại cây trồng chính tổng thu nhập của gia đình trong sản xuất nông nghiệp tăng lên, từ đó gia đình sẽ có cơ hội vươn lên làm giàu chính đáng ngay tại mảnh đất quê hương.

Ngay sau khi lập gia đình anh Nguyễn Tiến Thích, ở thôn Kim Thạch xã Minh Ngọc đã bắt tay ngay vào tập trung làm ăn phát triển kinh tế, Năm 2014 anh chị mạnh dạn vay vốn của ngân hàng chính sách 40 triệu đòng đầu tư làm chuồng trại theo quy trình khép kín, mua máy móc thái rau, của quả và chủ động trồng chuối, trồng rau và tròng ngô làm thức ăn cho lợn. Hang năm anh chị tiến hành nuôi 3 lứa mỗi lứa từ 15 đến 20 con, khi lợn được khoảng 30 đến 35 kg thì bán ra thị trường, mỗi lứa được khoảng 5 tạ bán với giá giao động từ 70 đến 80 nghìn đòng một kg, trừ chi phí cho thu  nhập từ 30 đến 35 triệu đòng hàng năm có thu nhập gần một trăm triệu đồng.

Không chỉ lập nghiệp trên mảnh đất quê hương bằng con đường phát triển kinh tế nông lâm nghiệp. Mấy năm trở lại đây bằng nhiều cung cách khác nhau thanh niên huyện Bắc Mê còn chọn cho mình những hướng đi những nghề nghiệp cụ thể thiết thực đem lại thu nhập khá ổn định hàng tháng. Sau khi tốt nghiệp lớp 12 ra trường nhiều thanh niên đã chọn cho mình nghề sửa chữa xe máy, nghề may, cùng nhau thành lập hợp tác xã, tham gia lao động ở các doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh và đặc biệt có nhiều thanh niên còn đi lao động xuất khẩu có thời hạn ở nước ngoài có thu nhập cao, sau đó trở về địa phương với số vốn tích lũy được và kinh nghiệm trong cuộc sống đã trở về làm ăn kinh tế kinh doanh buôn bán làm giàu chính đáng.

Năm qua huyện đoàn Bắc Mê luôn trú trọng phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong quá trình phát triển kinh tế, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Động viên, khuyến khích, cổ vũ, hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; góp phần đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Đoàn, Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên. Hiện nayThanh niên trên địa bàn huyện Bắc Mê chiếm khoảng 25% dân số, chiếm 45% lực lượng trong độ tuổi lao động xã hội của huyện. Trước nhiệm vụ tham gia phát triển kinh tế- xã hội của thanh niên, các cấp bộ đoàn trong huyện đã tổ chức phát động nhiều phong trào nhằm phát huy tinh thần xung kích tình nguyện của tuổi trẻ đòng thời tổ chức tư vấn, định hướng và giới thiệu việc làm cho thanh niên, khuyến khích thanh niên nông thôn lập nghiệp tại quê hương. Tuy nhiên qua thực tế triển khai các phong trào vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục, đặc biệt tư duy khởi nghiệp trong thanh niên còn hạn chế. Tỷ lệ thanh niên chưa giám nghĩ, giám làm và quyết tâm khởi nghiêp còn rất thấp. Tâm lý chung của thanh niên hiện nay là tìm việc làm ổn định. Ngoài ra thanh niên cũng thiếu những kiến thức phân tích thị trường, tìm kiếm cơ hội, chưa có các kỹ năng, sự tự tin trong khởi nghiệp.

Để tạo công ăn việc làm và giúp thanh niên chủ động lập nghiệp huyện Bắc Mê đã triển khai liên doanh, liên kết trong sản xuất có nhiều chuyển biến quan trọng, thu hút được các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển tại huyện, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển nông lâm nghiệp. Các cơ chế, chính sách của tỉnh, huyện khuyến khích phát triển vùng kinh tế động lực theo Nghị quyết số 05 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tiếp tục có tác động tích cực, hiệu quả đối với huyện. Cùng với đó là tinh thân đoàn kết, dân chủ, đổi mới, quyết liệt của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở; sự đồng thuận, trách nhiệm, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đó là những yếu tố cơ bản, là động lực để thanh niên vươn lên trong cuộc sống.Cũng với tinh thần hỗ trợ đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp, huyện đã tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách về việc làm, thị trường lao động phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội.  Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với việc làm, xã hội hóa công tác dạy nghề, tham gia đào tạo nghề cho người lao động; đẩy mạnh thông tin thị trường lao động giới thiệu, định hướng, tư vấn việc làm cho thanh niên.

Đồng chí Trần Tú Oanh, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết. Mục tiêu của huyện trong năm 2017 là duy trì tốc độ phát triển kinh tế hợp lý; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả các “Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện 2 khâu đột phá và 3 chương trình trọng tâm Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX” và các chương trình, Đề án của tỉnh, của huyện đã ban hành. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung hàng hoá gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển văn hoá - xã hội gắn với du lịch - dịch vụ. Ưu tiên phát triển kinh tế trên lĩnh vực: Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy sản khu vực lòng hồ Thượng Tân, Yên Phong; trồng rừng và cây dược liệu như quế, hồi, cây nghệ... Tạo việc làm cho người lao động theo 2 hướng: Xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh. Mục tiêu của huyện trong năm 2017 là 300 người. Tạo việc làm tại chỗ bằng việc thực hiện Nghị quyết 209 khoảng 20 tỷ để phát triển kinh tế, chăn nuôi, đồng thời sử dụng các cơ chế đầu tư tái thu hồi để đầu tư cho khởi nghiệp…

Có thể nói, Thanh niên huyện Bắc Mê bây giờ có đủ các yếu tố về thể chất, sức khỏe, năng lực và khả năng hòa nhập, đảm đương ở những công việc khác nhau trong xã hội. Vậy con đường nào, hướng đi nào cho thanh niên Bắc Mê lập thân, lập nghiệp. Đó chính là con đường tự chủ vươn lên của chính mình. Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào Núi và lấp Biển, quyết chí sẽ làm nên, đi lên thanh niên.


Tin khác

Thống kê truy cập